Kinh nghiệm bán đồ kim khí của những người đi trước cho thấy có 3 cách để chúng ta bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực kim khí. Hãy tham khảo để có được những kinh nghiệm và bài học đắt giá nhé!
Kinh nghiệm bán đồ kim khí cần các yếu tố sau:
Thứ nhất, liên kết để trở thành một đại lý phân phối, thứ hai là nhận gia công hoặc phụ trách một công đoạn trong quy trình của nhà sản xuất. Thứ ba, tự lập xưởng sản xuất đồ kim khí và phân phối.
1. Kinh nghiệm bán đồ kim khí – Phân tích các cách để bắt đầu
Với cách thứ nhất bạn phải căn cứ vào địa điểm bán hàng và nguồn bán hàng ra thị trường có đảm bảo hay không. Nếu thị trường đảm bảo bạn phân phối theo hình thức đại lý sẽ rất ổn.
Với cách thứ hai điểm mấu chốt là tìm được hợp đồng gia công, hoặc bạn chỉ đảm nhận 1 công đoạn trong quá trình sản xuất. Cách này bạn đang tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất và phân phối của họ.
Với cách thứ ba phải có nguồn vốn mạnh để đầu tư máy móc. Ví dụ như khi bạn muốn sản xuất tua-vít, con ốc, kìm sắt thì phải có máy móc chuyên dụng cho nó: Máy cắt, máy tạo hình, cán ren, dây chuyền sản xuất. Cách này khá là khó vì bạn sẽ phải bao toàn bộ từ đầu đến cuối cho đến khi ra sản phẩm đồ kim khí và tìm đối tác để phân phối.
Thông thường với những người kinh doanh đồ kim khí chưa có nhiều Kinh nghiệm bán đồ kim khí . họ sẽ chọn cách thứ nhất để bắt đầu. Xây dựng 1 cửa hàng nhỏ có nguồn cung đảm bảo và thị trường ổn định thì cửa hàng của bạn nhanh chóng đem lại lợi nhuận.
2. Kinh nghiệm bán đồ kim khí – Hình thức kinh doanh
Với các cửa hàng, đại lý đồ kim khí thì cách bán hàng trực tiếp là tối ưu nhất, những sản phẩm mắt thấy tai nghe trực tiếp tại cửa hàng sẽ giúp người bán thuyết phục người mua. Cách mà bạn chốt giá, chất lượng mua hàng lại phụ thuộc vào chính bản thân bạn và những kỹ năng bán hàng.
3. Để có thể xâm chiếm thị trường và lớn mạnh bạn nên áp dụng 3 điều sau đây:
Thứ nhất: Đảm bảo rằng sản phẩm là sản phẩm chứ không lừa dối khách hàng, sau đó thì phải chỉ ra rằng nó có tính năng, chất lượng tốt như người ta.
Thứ 2: Hạ thấp giá bán, chúng ta chỉ dùng yếu tố giá để cạnh tranh khi tính năng, chất lượng của sản phẩm kim khí giống với đối thủ. Còn nếu như có sự khác biệt thì chúng ta chưa dùng yếu tố giá để cạnh tranh.
Thứ 3: Dịch vụ nhiều hơn, cái gọi là dịch vụ có thể là: Khuyến mại, giao hàng miễn phí, bảo hành lâu năm, hỗ trợ lắp đặt, hướng dẫn sử dụng…Nhưng chúng ta cũng chỉ cung cấp dịch vụ nhiều hơn khi đối thủ cũng hạ giá bán thấp ( thậm chí là thấp hơn chúng ta).
Trả lời